Kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm Pap để làm gì?

Xét nghiệm âm tính HPV là chưa đủ để kết luận một người hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là lý do vì sao các xét nghiệm HPV thường được kết hợp cùng xét nghiệm Pap. Đây được gọi là Co-testing. 

Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap còn được biết đến với các tên phết tế bào cổ tử cung hay Pap Smear. Trong phương pháp này, tế bào cổ tử cung được lấy mẫu và quan sát dưới kính hiển vi. Virus HPV xâm nhập sẽ để lại các tế bào rỗng. Đây chính là cách xét nghiệm Pap giúp hỗ trợ tầm soát ung thư tử cung hiệu quả.

Khác với xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap Smear có thể áp dụng cho nữ giới tuổi từ 21. Kết hợp 2 xét nghiệm này sẽ giúp xác định được tình trạng lây nhiễm cũng như chủng loại HPV.

Tần suất thực hiện xét nghiệm

Xét nghiệm Pap nên được thực hiện định kỳ ba năm một lần với nữ giới trong độ tuổi 21 - 29. Với những phụ nữ ngoài 30, tần xuất thực hiện xét nghiệm Pap sẽ phụ thuộc kết quả xét nghiệm HPV. Nếu xét nghiệm âm tính HPV, co-testing nên được thực hiện 5 năm/lần. Bạn cũng có thể chọn duy trì làm riêng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm. Còn đối với trường hợp có kết quả dương tính HPV, bạn cần làm co-testing trong vòng 1 năm tới.


Các xét nghiệm HPV nên được duy trì định kỳ

Trên thực tế, tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung làm những xét nghiệm này có thể phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn. Những biện pháp lâm sàng này vẫn có những sai số nhất định. 

Có khá nhiều những trường hợp âm tính giả, khó quan sát tế bào hoặc chưa đến ngưỡng phát hiện. Vì thế việc thực hiện xét nghiệm mydn định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát ung thư.

Comments

Popular posts from this blog

Một số ưu nhược điểm của quạt trần đèn mà bạn nên biết

Quạt trần nội địa của Nhật Bản chính hãng

Sự kết hợp khả năng làm mát và chiếu sáng của quạt trần trang trí